Những vấn đề về giấc ngủ của trẻ em trong những năm đầu bao gồm: cưỡng bức phải đi ngủ, tỉnh giấc ban đêm, ngủ mê và vừa đi vừa ngủ.
Vấn đề quan trọng cần thiết là nhu cầu ngủ của trẻ em thường thay đổi, thời gian ngủ cũng thay đổi, trẻ rất dễ tỉnh giấc và cũng dễ ngủ lại.
Vấn đề trẻ thức giấc ban đêm.
Trẻ sơ sinh có những chu kỳ giấc ngủ không đều trong vòng 6 tháng đầu.
Trẻ lớn lên, nhu cầu ngủ ngày càng giảm.
Tuy nhiên, nhu cầu ngủ ở mỗi trẻ là khác nhau, nhưng thời gian tỉnh giấc chỉ kéo dài 5 phút và rất dễ ngủ lại.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh.
- Trẻ sơ sinh ngủ 16-17 giờ một ngày, trẻ có thể ngủ 1 hoặc 2 giờ trong 1 giấc.
- Trẻ sơ sinh lẫn lộn ngày và đêm, và hầu hết trẻ ngủ nhiều vào ban ngày.
- Để cố gắng phá vỡ thói quen ngủ ngày của trẻ thì phải làm cho trẻ thức nhiều vào ban ngày.
- Khi trẻ ăn uống và thay tã lót ban đêm thì cố gắng giữ yên lặng để trẻ có thể ngủ lại dễ dàng.
- Nên nhớ rằng, trẻ ngủ ngày càng nhiều thì thức đêm càng nhiều.
Các bước thực hiện để tránh trẻ thức giấc vào ban đêm.
Không cho trẻ ngủ quá nhiều, quá lâu vào ban ngày.
Ví dụ: Nếu trẻ ngủ 4 giờ vào ban ngày thì cố gắng đánh thức trẻ dậy sau 3 giờ rưỡi, 3 giờ rồi 2 giờ.
Như vậy trẻ sẽ ngủ dài hơn về ban đêm.
Chú ý khi đặt trẻ vào cũi.
- Đặt trẻ vào cũi (giường) từ khi bắt đầu lơ mơ ngủ, tốt nhất là đặt trẻ thoải mái.
- Nếu bạn bế hoặc ru đung đưa cho tới khi trẻ ngủ, trẻ sẽ phụ thuộc vào bạn, cần có bạn ở bên cạnh mỗi khi thức giấc.
- Điều này khiến trẻ không tự ngủ một mình được.
- Tuy nhiên có nhiều trẻ thích ôm chăn gối hoặc ôm đồ chơi để ngủ.
Tránh đặt trẻ vào giường khi trẻ vẫn còn ngậm vú cao su.
- Trẻ có thể tỉnh giấc và khóc khi bị lấy vũ cao su.
- Vú cao su không được dùng để giúp trẻ ngủ, nhưng làm thỏa mãn nhu cầu bú mút.
- Nếu trẻ ngậm vú cao su, nhẹ nhàng lấy vú cao su ra trước khi đặt trẻ vào giường.
Nên đáp ứng chậm chậm đối với trẻ từ 4-6 tháng tuổi.
- Hãy đợi 5 phút trước khi đi vào kiểm tra trẻ khóc bởi vì trẻ có thể ngủ lại trong vài phút.
- Nếu trẻ tiếp tục khóc, bạn vào kiểm tra trẻ thì nên tránh bật đèn, tránh bế trẻ lên, tránh ru đung đưa trẻ.
- Hãy kiểm tra và đảm bảo trẻ không bị đói, bị ướt, bị bẩn, bị sốt hoặc những dấu hiệu phản ứng trẻ bị ốm.
Vấn đề về giấc ngủ ở tuổi chập chững và lứa tuổi trước khi đến trường.
Rất nhiều cha mẹ thấy trẻ em ở tuổi chập chững tập đi không thích ngủ ban ngày, trẻ thường kháng cự việc đi ngủ, đặc biệt nếu trẻ có anh chị ruột đang còn thức.
Trẻ ở giai đoạn này cần ngủ 10 - 12 giờ mỗi ngày, để giúp trẻ chuẩn bị ngủ tốt, cần đảm bảo có thời gian yên lặng trước khi ngủ.
Làm thế nào để tránh những vấn đề về giấc ngủ của trẻ ở độ tuổi này?
- Nên tạo thói quen như đọc sách, hát hoặc tắm nước ấm để trẻ hiểu rằng sắp tới giờ đi ngủ.
- Cố gắng thiết lập thời gian biểu cố định cho trẻ, ngủ đúng giờ quy định hàng tối, giấc ngủ của trẻ sẽ được điều chỉnh hài hòa.
- Nếu cha mẹ làm việc tới khuya, cố gắng bớt chút thời gian chơi với trẻ trước khi đi ngủ.
- Tuy nhiên, chơi vui với trẻ ngay trước thời gian ngủ có thể làm trẻ bị kích thích và không thể ngủ được.
- Nhiều trẻ thích ôm đồ chơi hoặc gấu bông khi ngủ, nhiều trẻ thích ôm chăn gối, những vật dụng yêu thích này thường giúp trẻ dễ ngủ.
- Bất kỳ vật dụng yêu thích nào trẻ ôm khi ngủ đều phải đảm bảo tính an toàn cho trẻ.
- Gấu nhồi bông có thể có dải dây, khuy cú hoặc các thành phần khác có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
- Kiểm tra cẩn thận sự chắc chắn của đường may các con thú nhồi bông vì nếu bung, chất nhồi bên trong có thẻ gây ngạt thở ở trẻ.
- Cần đảm bảo nhiệt độ trong phòng thích hợp, đảm bảo quần áo không gây hạn chế sự cử động của trẻ.
- Nên đặt trẻ vào giường khi trẻ còn thức, trẻ có thể muốn để đèn ngủ hoặc để cửa mở một chút.
Hãy làm những điều sau đây khi trẻ gọi
- Đợi vài giây trước khi trả lời, thời gian đợi trả lời mỗi lần sẽ lâu hơn để trẻ có cơ hội tự ngủ lại.
- An ủi trẻ là bạn đang ở đó, nếu cần phải vào phòng trẻ thì bạn không nên ở đó quá lâu.
- Rời khỏi giường trẻ sau khi động viên trẻ, dần dần bạn chỉ cần nói lời động viên từ phòng bên cạnh.